Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Blog » Bài học tài chính đầu tiên mình muốn dạy cho con

Bài học tài chính đầu tiên mình muốn dạy cho con

Trước mình đã từng nghe câu “Độc lập về tài chính thì mới Tự do về chính trị”. Sau này, mình càng thấm thía câu nói này hơn.

Mình đã từng chật vật và loay hoay trong vấn đề tài chính rất nhiều năm kể từ khi vào đại học và bắt đầu đi làm. Lúc đó, khi chưa tìm hiểu về tài chính, mình thường tiêu sài phung phí, thường xuyên “kẹt tiền” và phải đi vay mượn. Mình nhận ra rằng các rủi ro, biến cố mình thường gặp phải chủ yếu do vấn đề tài chính, về tiền bạc.

Một trong các điều tiếc nuối lớn nhất của mình là đã không tìm hiểu về tài chính từ sớm. Cho nên, khi mình tìm hiểu nhiều về tài chính, nhất là tài chính cá nhân, mình cũng nghĩ đến việc dạy cho con về tài chính từ sớm nhất có thể.

Tiết kiệm tiền là bài học đầu tiên

Tiết kiệm tiền là bài học đầu tiên

Thói quen tưởng trừng như đơn giản, nhưng việc tiết kiệm đóng góp vào sự thành công về tài chính của mỗi cá nhân sau này, tiết kiệm giúp có nguồn vốn để chi trả cho các “rủi ro” gặp phải sau này, tiết kiệm để có nguồn vốn cho các “cơ hội” sau này.

Tiết kiệm cho các “rủi ro” sau này

Giống như việc chuẩn bị cho những ngày giông bão, chẳng thể biết có ngày mưa sẽ to như thế nào. Chẳng hạn như các sự cố về vật chất hoặc sức khỏe. Khi mình làm hỏng, làm mất một đồ gì đó, mình cần tiền để mua lại. Hoặc khi mình gặp vấn đề sức khỏe cũng cần tiền để khám, chữa bệnh. Hoặc tiền tiết kiệm dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp không lường trước được. Có tiền tiết kiệm sẽ an tâm trong việc xử lý các rủi ro này.

Tiết kiệm cho các “cơ hội” sau này

Để tiền tạo ra tiền thì cần có nguồn tiền tiết kiệm. Cơ hội tốt không xuất hiện nhiều lần trong cuộc đời và khi có cơ hội ta cần phải cố gắng để nắm được nó. Hoặc đơn giản là việc tiết kiệm tiền dần dần để có các khoản tiền cho việc đầu tư sau này.

Tiết kiệm cũng là đầu tư cho chính bản thân mình

Một thói quen tốt là dành ra khoản tiết kiệm trước khi chi cho các khoản chi tiêu, thường thì trước đây mình chi tiêu hết các khoản mới để lại tiền tiết kiệm, nhưng hầu như không tiết kiệm được đồng nào.

Tiết kiệm sớm cũng là đầu tư cho bản thân mình, như việc học tập, mua sách, trả nợ, du lịch, trải nghiệm và các khoản mua sắm lớn nhà ô tô, nhà cửa…

Hãy tiết kiệm kể cả số tiền nhỏ nhất, thời gian đầu số tiền tiết kiệm ta sẽ cảm thấy rất nhỏ và khá lâu để cảm thấy có khoản tiền tiết kiệm lớn, nhưng theo thời gian ta sẽ rèn luyện được thói quen tiết kiệm. Một cách tốt nhất để hạn chế đụng tới khoản tiền tiết kiệm và cũng dễ quản lý tiền tiết kiệm là kể cả với số tiền nhỏ nhất là 1 triệu, 2 triệu thì ta nên gửi tiết kiệm trực tuyến.

Oke! Để ba mẹ kiếm tiền đã

Câu “cửa miệng” của mình khi con đòi mua món đồ gì đó.
– “Ba ơi, con muốn mua kem!”, “Ba ơi, con muốn mua đồ chơi!”
– “Oke. Để ba mẹ kiếm tiền đã!”.

Mình nghĩ rằng điều đó giúp trì hoãn mong muốn của con về chi tiêu và có thêm tư duy về việc ba mẹ phải kiếm tiền để mua được đồ cho con. Và tin vui là con đã biết không quá đòi hỏi mọi thứ và thỉnh thoảng con tự nói ra câu đó khi con muốn mua đồ gì đó.

Hiện tại, con mình mới hơn 4 tuổi nhưng mình bắt đầu dạy con về việc tiết kiệm tiền, cần có tiền để mua mọi thứ trong thế giới của con như kẹo, sữa, đồ chơi, đi khu vui chơi,… và đôi lúc mình đưa tiền cho con để con hỏi và trả tiền cho cửa hàng để mua được món đồ con thích. Thỉnh thoảng mình cho con một số tiền và bảo con có thể tiết kiệm tiền để sau có thể có đủ tiền mua đồ chơi, hoặc con có thể đầu tư để tạo ra nhiều tiền hơn để có thể mua nhiều đồ chơi hơn, mình khuyến khích con như vậy vì giờ thứ con muốn nhất là đồ chơi.

Mặc dù về mặt tư duy con chưa thể hiểu hết được ý nghĩa của việc tiết kiệm, nhưng cũng là hình thành khái niệm và dần tạo thói quen cho tiềm thức, mình nghĩ rằng điều đó sẽ tốt cho hành trang kỹ năng tài chính của con sau này.

“Độc lập về tài chính thì mới Tự do về chính trị”

Khi mình phải sống phụ thuộc người khác, kể cả với cha mẹ mình trong cuộc sống, thì mình khó có nhiều sự lựa chọn cuộc sống cho riêng mình. Khi có đủ tài chính, mình có thể sống tự lập và tự do hơn về suy nghĩ, tư duy và làm chủ cuộc sống của mình. Và việc tiết kiệm tiền ngay từ sớm có thể giúp mình sớm có cuộc sống độc lập hơn, tự do hơn. Sống cuộc đời mà mình muốn.

Phần kết

Để con có đời sống tài chính tốt hơn sau này, mình bắt đầu dạy con về tiền bạc và tài chính từ nhỏ. Tiết kiệm là bài học đầu tiên và tiếp tục giúp con rèn luyện và duy trì thói quen này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *